Nước uống đóng bình, tưởng an toàn nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ

ANTD.VN – Ngay trên địa bàn Hà Nội vẫn có những cơ sở sản xuất nước uống đóng bình sử dụng nước giếng khoan, xưởng sản xuất ngay cạnh ao tù, chuồng trại chăn nuôi gia súc… khiến nguồn nước để sản xuất có nguy cơ nhiễm bẩn, trong khi thiết bị xử lý nước lại rất sơ sài.

Chi cục ATVSTP Hà Nội kiểm tra 1 cơ sở sản xuất nước uống đóng bình ở quận Long Biên

Dùng nước giếng khoan, sản xuất ngay cạnh chuồng gia súc

Sáng nay, 27-9, Sở Y tế Hà Nội phối hợp cùng Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức hội thảo “Quản lý ATTP nước uống đóng bình trên địa bàn Hà Nội”. Theo thống kê, toàn thành phố có 580 cơ sở nước uống đóng chai và nước đá dùng liền được cấp phép hoạt động. Đây là mặt hàng thông dụng được rất nhiều người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị lựa chọn, sử dụng hàng ngày vì tính tiện lợi và an toàn.

Tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn có tình trạng nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đóng bình giá rẻ sản xuất “chui” khi chưa được cấp phép, không đảm bảo chất lượng. Đặc biệt còn có tình trạng làm “nhái” những nhãn hiệu nổi tiếng khiến người tiêu dùng khó phân biệt đâu là thật, đâu là giả…

Ông Nguyễn Tiến Trung, Trưởng phòng Y tế huyện Thanh Trì cho biết, có một thực tế đang diễn ra hiện nay là nhiều cơ quan, đơn vị, trường học… lựa chọn nước uống đóng chai, đóng bình chủ yếu vì giá thành sản phẩm. Do đó, các cơ sở sản xuất buộc phải tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành.

“Trước tiên là việc sử dụng nước giếng khoan thay cho sử dụng nước máy, hệ thống xử lý nước thô sơ, công nghệ xúc rửa bình đơn giản không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra còn nhiều bất cập do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, quy trình sản xuất thủ công rất khó bảo đảm các điều kiện về ATTP.

Đấy là chưa kể nhiều chủ cơ sở vì lợi nhuận mà thiếu trách nhiệm với sức khỏe người tiêu dùng; trong khi chính quyền cơ sở ở một số nơi chưa quyết liệt xử lý vi phạm…” – ông Nguyễn Tiến Trung nói.

Ông Nguyễn Tiến Trung, Trưởng Phòng Y tế huyện Thanh Trì

Dưới góc độ một chuyên gia và cũng là một người tiêu dùng, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng chai từ nước giếng khoan nhưng xung quanh giếng vẫn có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, ao tù nước đọng, dẫn đến nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước giếng, trong khi công nghệ xử lý nước lại rất sơ sài.

“Có thể tóm tắt những nguyên nhân làm cho nhiều sản phẩm nước uống đóng chai chưa thật sự đảm bảo ATTP như sau: Không kiểm soát được chất lượng nguồn nước dùng để sản xuất; Nhiều cơ sở chưa đủ thiết bị và công nghệ để đảm bảo xử lý nước đạt mức ATTP theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; làm giả nhãn mác của các cơ sở sản xuất có uy tín; Các cơ quan chức năng chưa quản lý chặt chẽ” – PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chỉ ra.

Xử phạt 92 cơ sở vi phạm, đình chỉ 7 cơ sở

Quản lý ATTP nói chung, quản lý ATVSTP đối với nước uống đóng bình, đóng chai nói riêng là lĩnh vực được thành phố Hà Nội rất quan tâm và thực tế đã tạo được sự chuyển biến khá tích cực trong những năm gần đây. Thế nhưng, ngay các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng của thành phố cũng thừa nhận, công tác quản lý nước uống đóng bình hiện vẫn gặp nhiều khó khăn.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chỉ rõ các nguyên nhân khiến vấn đề ATTP nước uống đóng bình còn nhiều lo ngại

Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục ATVS TP Hà Nội cho biết, trong năm 2018, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 416 cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, nước đá dùng liền trên toàn địa bàn thành phố được thanh tra, kiểm tra. Qua đó, đã phát hiện và xử phạt 98 cơ sở có vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 220 triệu đồng, buộc dừng hoạt động 7 cơ sở do có vi phạm nghiêm trọng, tái vi phạm nhiều lần…

Các lỗi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực này gồm: Mẫu nước uống đóng chai, nước đá dùng liền không đạt chất lượng, không đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất; nhãn sản phẩm không đúng quy định; nhân viên trực tiếp sản xuất không có giấy khám sức khỏe hoặc có nhưng hết hạn…

Chi cục trưởng Chi cục ATVS TP Hà Nội đánh giá, công tác thanh, kiểm tra có nhiều khó khăn do nhiều cơ sở nhỏ lẻ, len lỏi trong khu dân cư nên khó bị phát hiện. Có tình trạng nhiều cơ sở trong quá trình sản xuất thử không có báo cáo cơ quan quản lý. Nhiều cơ sở sản xuất có đầy đủ giấy tờ pháp lý theo quy định, nhưng khẩu rửa vỏ bình tái sử dụng lại không sạch, dẫn tới nước dễ bị nhiễm khuẩn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế đánh giá, quản lý nước uống đóng bình “nhìn thì dễ” nhưng thực tế lại hết sức khó khăn bởi còn rất nhiều cơ sở quy mô nhỏ nên khó đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, một số cơ sở chưa có ý thức chấp hành ATTP…

Trước thực trạng trên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung đề nghị, thời gian tới ngành y tế, quận/ huyện/ thị xã phải tiếp tục rà soát, kiên quyết yêu cầu đóng cửa các cơ sở sản xuất không đủ điều kiện hoặc sản xuất chui; tăng cường công tác hậu kiểm, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng bình trên địa bàn, xử lý nghiêm vi phạm và công khai các cơ sở vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cùng đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức ATTP cho người dân, người sản xuất, chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

 

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe NGƯỜI TIÊU DÙNG nên sử dụng các loại máy lọc nước và thay lõi theo định kỳ để có chất lượng nước uống tốt nhất. Máy lọc nước kangaroo hiện nay có rất nhiều loại với các tính năng chuyên biệt để xử lý được các loại nguồn nước có mức độ ô nhiễm khác nhau. Quý khách nên đến mua tại những đại lý chính hãng để có được sản phẩm chất lượng tốt nhất, không bị mua phải hàng giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo - Trần Hưng
Hotline: 0967346068