Tiến sĩ Mỹ Andrew Whelton nói nước nhiễm dầu thải cần được xử lý sớm bởi chất độc còn có thể ngấm vào ống nhựa và bốc hơi, làm ô nhiễm không khí.
“Dầu chứa hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn hoá chất”. Tiến sĩ Andrew Whelton, chuyên gia về môi trường, sinh thái và xây dựng dân dụng, Đại học Purdue, Bang Indiana, Mỹ, nói với VnExpress về việc nước bị nhiễm dầu thải.
Ông cho biết các hoá chất trong dầu được phân loại thành hoá chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Hoá chất hữu cơ bán bay hơi (semi-volatile organic chemicals- SVOC) và hoá chất nặng.
“Tôi lo ngại nhất là về các chất styren, benzene và các VOC, SVOC khác. Chúng không chỉ cực độc mà còn có thể ngấm vào nhựa, cần rất nhiều thời gian để loại bỏ. Trong thời gian đó, chúng khiến nước trở nên không an toàn”, Whelton nói.
( Nguồn: Vnexpress )
Cách xử lý nước nhiềm dầu thải tại các khu vực nhiễm dầu đang được xử lý ra sao?
Tại các chung cư tại một số quận, huyện nước bị nhiễm dầu trong thời gian qua. Cách xử lý nước nhiễm dầu thải đang sử dụng nước thông thường để rửa bể và đường ống. Đây là giải pháp tình thế và xử lý mang tính tạm thời. Qua rất nhiều nghiên cứu và thí nghiệm trên thế giới ( tại Mỹ ) hay tại Việt Nam ( Viện Kỹ thuật Hóa học – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội ) đã chỉ ra rằng. Styren được hấp thụ bởi than hoạt tính.
“Để xử lý nước bị nhiễm dầu thải, Whelton cho biết để loại bỏ VOC và SVOC, cần sử dụng than hoạt tính, hay còn gọi là phương pháp tách khí. Theo đó, than hoạt tính được gọi là chất hấp thụ, giống như bọt biển, giúp hút các chất ô nhiễm trong dầu.
Các nhà máy lọc nước có thể áp dụng cách xử lý nước nhiễm dầu thải này trong hoạt động của mình. Chúng là bộ lọc than hoạt tính dạng hạt hoặc than hoạt tính dạng bột (khi đổ bột này vào nước, chúng hút các hoá chất rồi lắng xuống đáy bể chứa rồi được loại đi).” – Tiến sĩ Andrew Whelton, chuyên gia về môi trường, sinh thái và xây dựng dân dụng, Đại học Purdue, bang Indiana, Mỹ, nói với VnExpress.
Chất độc có thể ngấm vào ống nhựa, gây nguy hiểm lâu dài
Với cách xử lí nước nhiễm dầu thải – styren như hiện nay, thời gian nhiễm dầu đã lên tới nửa tháng, những biện pháp mà các cơ quan chức năng đưa ra chưa rõ ràng và bối rối, bế tắc.
Cách thau rửa nước nhiễm dầu styren bằng chổi và nước thông thường có sạch styren?
Trả lời câu hỏi về vấn đề đảm bảo an ninh nguồn nước. Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Đức cho rằng “hồ Đầm Bài rất rộng, bảo vệ rất khó, nước hồ còn dùng chung cả cho tưới tiêu. Thành phố đã có công văn yêu cầu tách riêng các nguồn nước sản xuất và nước tưới tiêu để bảo vệ”.
Theo ông Đức, nguồn nước mặt sông Đà được đưa vào sử dụng từ 11 năm trước. Có thể có những thiết bị cũ, không còn phù hợp nên thành phố đề nghị thay thế công nghệ hiện đại hơn. Thành phố sẽ rà soát quy trình quản lý an ninh nguồn nước để chỉ rõ trách nhiệm các bên. Đồng thời đầu tư thiết bị quan trắc, nâng cao khả năng cảnh báo nguy cơ liên quan chất lượng nước sạch.
( Nguồn: Vnexpress )
Trước sự lo lắng của người dân Hà Nội về việc nguồn nước bị ô nhiễm bởi Styrene (dầu nhớt thải). Chiều 19/10, tại Viện Kỹ thuật Hóa học (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), Tiến sĩ Đoàn Văn Tuấn- Tiến sĩ sinh hóa, khoa Môi trường, Đại học Yonsei, Seoul, Hàn Quốc. Kết hợp với cán bộ nghiên cứu Viện Kỹ thuật Hóa Học (ĐH Bách khoa Hà Nội) tiến hành kiểm nghiệm khả năng lọc Styrene trong nước của máy lọc nước Kangaroo.
“Chúng tôi dùng nước máy tại trường pha với Styrene ở hàm lượng gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt của Bộ Y tế. Tiến hành lọc bằng 4 mẫu máy lọc nước của hãng Kangaroo: KG100HA, KG100HU+, KG109A, KG10G5, để kiểm nghiệm khả năng lọc thực tế của các dòng máy lọc nước của Kangaroo”.
“Kết quả kiểm tra hàm lượng styren qua 2 thiết bị hiện đại cho kết quả: nước qua các máy lọc KG100HU+, KG100HA, KG109A, KG10G5 của Kangaroo đều không phát hiện tồn tại styren”, Tiến sĩ Tuấn nói
Máy được tiếp tục kiểm tra ở các mức nước đầu ra khác nhau. Phiếu kết quả phân tích do TS. Vũ Anh Tuấn tiến hành, do phó viện trưởng viện Kỹ thuật hóa học ký ngày 21/10 cũng nêu kết quả không phát hiện styren sau khi lọc qua máy
Với tình trạng nguồn nước như hiện nay, ông Tuấn khuyến cáo với các hộ gia đình đang sử dụng máy lọc nên kiểm tra và thay thế các cột lọc thô hoặc màng RO để đảm bảo chất lượng lọc của máy, còn các hộ gia đình chưa trang bị máy lọc cũng nên tìm hiểu thiết bị lọc nước uy tín, đảm bảo chất lượng sống cho cả gia đình.
Styren là chất hữu cơ nằm trong danh mục những chất gây ô nhiễm không khí độc hại, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. Theo giáo sư Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng viện Hóa học (Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam), cơ thể người nhiễm chất này với hàm lượng cao, trong thời gian dài sẽ gây giảm thị lực, tổn thương hệ thần kinh và cũng góp phần tăng nguy cơ ung thư thực quản, tuyến tụy.
Gọi ngay cho Hotline 094 3838 278 để được tư vấn chọn mua máy lọc nước có khả năng xử lý dầu thải phù hợp cho bạn.